Khi các bạn chơi các game online thì chắc hẳn thuật ngữ FPS sẽ không còn xa lạ. Vậy tại sao FPS lại được quan tâm nhiều đến vậy? Và tại sao mọi người ai cũng muốn FPS cao để làm gì? Hãy cùng ThuThuatPhanMem.vn đi giải đáp những vấn đề này nhé.
FPS là từ viết tắt của Frame Per Second là chỉ số hình ảnh xuất hiện trên khung hình trong một giây. Nó thể hiện khả năng xử lí hình ảnh của Card màn hình có thể vẽ được bao nhiêu hình trên màn hình của người sử dụng. FPS càng cao thì chứng tỏ máy tính hay Card màn hình hay hệ thống PC của bạn càng mạnh, hình ảnh hiển thị sẽ đẹp, có độ sâu, chơi game thấy mượt mà. Và ngược lại FPS càng thấp thì chơi game sẽ giật lag, rất khó chịu.
Thông thường mắt chúng ta nhìn được khoảng 24 khung hình trên giây hay là 24fps, vì thế người ta chọn 24 fps là tốc độ cơ bản để con người xem video không bị giật, thường được dùng cho phim điện ảnh.
30fps: đó là số FPS tối thiểu để bạn muốn chơi game. Nếu cao hơn 30fps thì càng tốt, bạn có thể chơi game mượt mà mà không có sự ức chế, khó chịu gì. Tuy nhiên với những cảnh combat hoặc chiến đấu nảy nửa, con số 30fps sẽ là không đủ để bạn tận hưởng nó.
Còn con số 60 FPS Trong game dường như là hoàn hảo để bạn tận hưởng game không cảm thấy giật lag, hình ảnh mượt và chơn chu. Tất nhiên thì FPS càng cao thì các bạn sẽ có trải nghiệm game tốt hơn. Đối với một số game thủ thì con số 60 vẫn là chưa đủ khi các loại màn hình có tốc độ 120Hz hay thậm chí là 240Hz ngày càng phổ biến.
Nếu hiện tại các bạn chỉ chơi những game offline, online bình thường thì với những chiếc màn hình 60hz bạn chỉ cần một chiếc PC đủ kéo game lên 60 FPS mà thôi. Trong khi đó, tùy với những nhu cầu hoặc sở thích, thì bạn mới cần đầu tư chip xử lý để đưa game lên những mức FPS cao hơn có thể ví dụ như 120 FPS với DOTA 2, hoặc 300 FPS với CS:GO
Các bạn cũng đã hiểu rõ được FPS là gì rồi đúng không. ThuThuatPhanMem.vn khuyên các bạn nên tìm cách tối ưu cài đặt trong game để có được chỉ số FPS tốt nhất, chơi game mượt mà nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Nguồn: Tải Game 247
Discussion about this post