Nội Dung Bài Viết
Những tựa game đình đám luôn theo sau là những khoảng đầu từ khổng lồ của những nhà phát triển game cũng như nhà phát hành. Và để đưa đến tay khán giả những tựa game chất lượng và và đỉnh cao nhất thì họ đã phải bỏ hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đô cho quá trình phát triển. Và hôm nay, mình sẽ chia sẻ với anh em những bom tấn đã hao tổn những nhà phát triển hàng đầu nhiều tiền nhất, và liệu những tựa game này có thành công như mong đợi không nhé. Anh em lưu ý là số tiền được liệt kê bên dưới được tính theo tỉ lệ lạm phạt nhé, tức là số tiền này tương đương giá trị với số tiền ngày trước mà các hãng phải bỏ ra.
15. Red Dead Redemption (2010)
- Tổng chi phí: 100 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 115 triệu đô
Bom tấn của Rockstar đã ngốn của hãng này số tiền hơn 92 triệu đô, có nguồn thông tin cho rằng con số này lên đến 115 triệu. Là một sản phẩm của Rockstar, RDR đã đem đến nhiều thanh công cho hãng này. Mặc dù vẫn chưa thể so sánh với GTA nhưng vì có phần 2 của RDR nên có thể nói tựa game đã thành công và Rockstar đã đầu tư đúng đắn.
14. Disney Infinity (2013)
- Tổng chi phí: 100 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 115 triệu đô
Nhắc đến Disney thì phải nói đến độ khủng của công ty này, mức đầu tư hơn 100 triệu đô cho một tựa game của một hãng phim liệu có phải quá mạo hiểm? Không, với Disney thì 100 triệu đô không là gì cả. Tựa game Disney Infinity tuy là không quá nổi tiếng nhưng chất lượng của trò chơi chẳng thua kém gì so với những tựa game hàng đầu. Và tất nhiên những ai là fan của Disney thì tựa game này chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng, game rất hay và cuốn hút như những bộ phim của Disney vậy.
13. Deadpool (2013)
- Tổng chi phí: 100 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 108 triệu đô
Vào năm 2013 thì Deadpool vẫn chưa ra phim và cũng chưa quá nổi tiếng ở Việt Nam, nhưng nhân vật này đã và đang là một trong những nhân vật được yêu thích nhất của vũ trụ Marvel lúc bấy giờ. Ở thời điểm đó Deadpool tiêu tốn 100 triệu đô để phát triển, tính đến thời điểm hiện nay sau nhiều năm lạm pháp thì mức phí chính xác để làm Deadpool thời đó là 108 triệu đô. Một con số khổng lồ với bất kỳ tựa game nào trên thế giới ở thời điểm đó, thậm chí những bom tấn như Crysis 3 hay The Witcher còn tốn ít hơn. Activision thật sự rất tự tin với độ hot của Deadpool và đã đầu tư mạnh tay cho cái tên này.
12. Battlefield 4 (2013)
- Tổng chi phí: 100 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 108 triệu đô
Cũng ngốn 108 triệu đô để phát triển, BF4 thật sự đã đi đầu trong đồ họa và cả gameplay của game bắn súng góc nhìn thứ nhất ở thời điểm nó được ra mắt. Thế nhưng với số tiền khổng lồ mà EA đã đầu tư, không hiểu sao họ lại để cốt truyện chính ngắn và thiếu đầu tư đến như vậy. Có lẽ việc đổ dồn quá nhiều kinh phí để phát triển đồ họa cũng như gameplay đã khiến EA quên rằng singleplayer là chế độ đầu tiên mà người chơi sẽ thử khi mua tựa game này.
11. Max Payne 3 (2012)
- Tổng chi phí: 105 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 115 triệu đô
Phải nói cái ông Rockstar này đầu tư vào đâu là lãi chỗ đó, sau khi Remedy Entertainment nhường lại tự game Max Payne cho Rockstar thì tựa game này đã được Rockstar thay đổi rất nhiều so với phần 2. Với số tiền 115 triệu đô được đổ vào, Rockstar đã kiếm được bộn tiền nhờ tựa game này. Được phản hồi tích cực từ người chơi từ gameplay đến đồ họa, tuy nhiên vẫn có một vài phê bình cho rằng Max Payne 3 không giữ được nét đặc trưng của tựa game. Nói gì thì nói, đây cũng là phiên bản đắt tiền nhất của Max Payne và chắc chắn là một tựa game hay mà Rockstar đã cho ra đời.
10. APD: Reloaded (2010)
- Tổng chi phí: 100 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 115 triệu đô
Đây là một cái tên có lẽ cũng khá xa lạ với anh em Việt Nam với những rắc rối mà nó gặp phải trong quá trình hoạt động. Vào năm 2010 thì tựa game này đã bị đóng cửa mà không rõ lý do, nhưng sau khi được K2 Network mua lại thì APD đã trở lại trên bản đồ nhưng lại là game miễn phí, sau đó tựa game cũng được phát hành trên PS4 và XBOX One. Một chặng đường khá chông gai cho một tựa game đã tiêu tốn lên đến 1115 triệu đô.
9. Grand Theft Auto IV (2008)
- Tổng chi phí: 100 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 116 triệu đô
Có lẽ đây là phiên bản có phần hơi thua thiệt so với Vice City hay San Andreas hay thậm chí là III. Nhưng GTA IV lại có mức kinh phí chỉ thua mỗi GTA V, tất nhiên thương hiệu GTA thì luôn cực kỳ hấp dẫn và bán đắt như tôm tươi, nhưng tầm ảnh hưởng của tựa game so với mức kinh phí đã bỏ ra thì có lẽ Rockstar vẫn chưa thể hài lòng với đứa con này. Tuy nhiên đây vẫn là một tựa game hay, một sản phẩm có đầu tư như thường lệ của Rockstar.
Dead Space 2 (2011)
- Tổng chi phí: 120 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 134 triệu đô
Sau thành công vang dội của Dead Space, Dead Space 2 lại được EA trình làng sau 3 năm phát triển. Đem đến một trải nghiệm đồ họa đẳng cấp cũng như gameplay hấp dẫn, chế độ multiplayer cũng được thêm vào cũng như nhiều nhân vật mới xuất hiện. Đằng sau thành công của Dead Space là một số tiền khổng lồ ở thời điểm đó để phát triển tựa game, con số 134 triệu đô là con số tính mức lạm phát ở thời điểm hiện tại. Tức là nếu muốn làm lại Dead Space cộng thêm chi phí marketing thì tựa game sẽ tốn 134 triệu đô ở năm 2019, một con số không tưởng.
Shadow of the Tomb Raider (2018)
- Tổng chi phí: 110 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 135 triệu đô
Thương hiệu Tomb Raider vốn đã rất nổi tiếng với cô nàng Lara Croft và cốt truyện cực kỳ lôi cuốn, Square Enix đã không sai khi đầu tư khá nhiều tiền để phát triển tựa game này. Thường thì những hãng game lớn luôn phải tốn một khoảng lớn nữa cho chi phí marketing, nhưng với Tomb Raider thì chỉ cần 35 triệu là đủ để tựa game này đạt doanh thu kỳ vọng rồi. Với 100 triệu đô bỏ ra để phát triển, Tomb Raider chắc chắn không phải là dạng vừa trong danh sách này.
Destiny (2014)
- Tổng chi phí: 140 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 148 triệu đô
Phải nói Destiny là tựa game online đầu tư nhất mà mình từng thấy, và điều đó đã giúp tựa game này có chỗ đứng vững chắc đến thời điểm hiện tại. Tất nhiên Destiny 2 đã được ra mắt từ lâu, nhưng Destiny vẫn có công lớn nhất đưa tựa game này trở thành một trong những tựa game được chơi nhiều nhất Steam hiện nay. Đồ họa, gameplay, cơ chế game đều được làm rất tỉ mỉ, và nếu bạn chưa biết thì Destiny 2 là game miễn phí trên Steam nhé, tải ngay thôi nào.
Final Fantasy VII (1997)
- Tổng chi phí: 145 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 226 triệu đô
Nói về độ chịu chi thì Square Enix cũng chẳng kém mấy ông lớn khác là bao, với tổng cộng 145 triệu đô được đốt để Final Fantasy lên kệ ở thời điểm những năm 97 thì Final Fantasy là một cục tiền di động thực thụ. Cái đáng nói ở đây là số tiền để Final Fantasy thành phẩm chỉ tốn khoản 40-45 triệu đô ở thời điểm đó, nhưng mức phí marketing lại lên đến con số 100 triệu. Phải nói đây là một cuộc xâm chiếm của Final Fantasy, ở thời điểm đó ai ai cũng biết đến tựa game này, dù có chơi game hay không thì những quảng cáo, giảm giá hay mention của tựa game này đều sẽ khiến người ta biết đến cái tên Final Fantasy.
Halo 2 (2004)
- Tổng chi phí: 120 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 212 triệu đô
Tượng đài của XBOX thì chắc chắn cũng không vừa đâu anh em ạ, tựa game Halo 2 là một trong những phiên bản thành công nhất của series này. Và với chi phí khủng như thế để ra lò thì Halo 2 không hề giỡn chơi đâu anh em ạ. Và với một ông lớn như Microsoft thì việc làm marketing cũng phải rất quy mô và hoành tráng. Hơn 80 triệu đô được đổ vào để tăng độ phủ cho Halo và cuối cùng thì các bạn đã biết rồi đấy, tựa game đã đi vào ngôi đền huyền thoại.
Star Wars: The Old Republic (2011)
- Tổng chi phí: 200 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 223 triệu đô
Những sản phẩm của BioWare luôn là những sản phẩm chất lượng nhất và Star Wars là một trong số đó. Chất lượng ở đây không phải là hay hay dở, mà là số tiền bỏ ra để làm tựa game này. Mức kinh phí ra lò khủng nhất là mình từng thấy, con số lên đến 200 triệu đô, phải nói mấy ông EA với BioWare này chơi lớn quá. Tựa game MMORPG là tựa game online được đầu tư lớn nhất từ trước đến nay và chắc chắn đã đem tựa game này vào ngôi đền huyền thoại của những tựa game được đầu tư hoành tráng nhất từ trước đến nay.
Grand Theft Auto V (2013)
- Tổng chi phí: 265 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 285 triệu đô
Để trở thành mỏ vàng của Rockstar và đã kiếm hàng trăm triệu đô cho hãng này thì GTA chắc chắn sẽ phải tốn kha khá tiền để có được vị thế như ngày hôm nay phải không anh em. Và con số đó là 285 triệu đô, nghe thôi là thấy mệt rồi, với 285 triệu đô thì anh em có thể cho ra lò tựa game Tomb Raider 2 lần, nhưng không với Rockstar thì chỉ GTA V thôi là đủ. Với hơn 100 triệu đô để phát triển và thêm hơn 100 triệu để marketing thì GTA V đã chiếm trọn một phần lớn thị phần trong thời gian dài, khiến Rockstar trở nên thông trị với cái tên Gờ Ta năm mà hỏi ai cũng biết.
Call of Duty: Modern Warfare 2 (2009)
- Tổng chi phí: 250 triệu đô
- Tổng chi phí theo tỉ lệ lạm phát 2019: 292 triệu đô
Một tựa game quá đỗi thành công của Activision nhưng để đạt được thành công thì hãng này đã phải đốt tiền không ngớt cho chi phí marketing. Với 50 triệu đô là phí để cho tựa game ra lò, công thêm hơn 200 triệu đô để marketing, phải bạn không đọc nhầm đâu. Star Wars thì tốn 200 triệu để phát triển, còn CoD thì tốn 200 triệu để marketing. Tất nhiên tựa game này rất thành công, được nhiều người biết đến, nhưng với mức marketing thì như thì có lẽ tựa game này nên tập trung vào chất lượng thay vì quảng cáo.
Vừa rồi là những tựa game đình đám đã ngốn hàng chục thậm chí hàng trăm để có được vị thế như ngày hôm nay. Tất nhiên có người thành công cũng có kẻ thất bại, nhưng qua bài viết này thì hi vọng anh em sẽ biết được số tiền để người ta làm ra một tựa game là khủng như thế nào. Thế nên anh em hãy mua game ủng hộ họ đi nhé, để còn có game hay mà chơi chứ nhỉ.
Nguồn: Tải Game 247
Discussion about this post